So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm

LƯƠNG Y, TS. NGUYỄN HỮU KHAI: “CHƯA BAO GIỜ Y HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM HẾT SỨ MỆNH LỊCH SỬ”

Ngày đăng : 10:27:36 11-08-2017

“Thêm trăm năm cũng chưa học hết các cụ” là câu nói mở đầu cho câu chuyện với chúng tôi của Lương y, TS. Nguyễn Hữu Khai về sự phong phú, khoa học của nền y học dân tộc cổ truyền Việt Nam.

Đó vừa là chia sẻ dí dỏm nhưng đồng thời cũng là sự khẳng định: “Nam Y không phải là chuyên khoa chữa bệnh cho… nam giới. Đây là tên gọi dùng để chỉ nền y học dân gian cổ truyền của dân tộc, đã có từ cả nghìn năm nay”.

Với những tâm huyết không chỉ dừng lại ở việc lưu giữ những bài thuốc dân gian gia truyền cho riêng mình, mà cùng với một số đồng nghiệp, lương y Nguyễn Hữu Khai đang dành tâm sức cho một nền y học dân tộc cổ truyền thực sự với cái tên khẳng định tính chủ quyền: Nam Y.
 



Lương y, TS Nguyễn Hữu Khai


Tại sao phải khẳng định “chủ quyền” nền y học dân tộc bằng một thuật ngữ mới như vậy, thưa ông?

Phải tự hào vì Việt Nam chúng ta có một nền y học rất giỏi, mà ai cũng biết, cả thế giới biết, nhưng khi bước vào một hoạt động quốc tế chính thức và trình bày một vấn đề nào đấy, họ sẽ bảo ngay là nền y học đấy mà các ông trình bày cho chúng tôi xem là của Trung Quốc.

Sở dĩ có như vậy là vì khi trình bày, chính bản thân chúng ta cũng gọi nó là Đông y. Trong khi thực tế đây là bài thuộc dân gian của Việt Nam. Trong Đông y cũng không có nên họ cũng không công nhận.

Có nghĩa là bây giờ nền y học dân gian của chúng ta với thế giới gần như bằng không, chúng ta làm theo cách riêng nhưng lại cứ đi gọi theo kiểu chung là Đông y.

Có thể khẳng định nền y học mà chúng ta vẫn gọi là Đông y rất phổ biến. Thực tế thì Đông y là cách gọi chung cho cả một vùng địa lý, hiểu nôm na là y học của vùng Đông Á.

Và như thế, nó bao gồm rất nhiều nước như các nước Đông Nam Á Malaysia, Indonesia, Thái Lan hay Việt Nam rồi các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng tất cả các nước này rất ít dùng mà chủ yếu là của Trung Quốc. Cho nên ta có thể gọi nền y học Đông y là của Trung Quốc. Có nghĩa là chúng ta còn một nền y học khác nữa, nền y học của riêng dân tộc mình, đó là nền y học dân gian, nhưng nền y học này gần như bị “bỏ quên” không được chăm sóc heo đúng nghĩa.
 



Lương y, TS. Nguyễn Hữu Khai chia sẻ về kinh nghiệm cũng như tầm quan trọng của nền y học dân gian Việt Nam.

 

Sao chúng ta không gọi với một cụm từ hoa mỹ hơn là hết “sứ mệnh lịch sử” mà lại là bị “bỏ quên”?

Chưa bao giờ y học dân gian hết sứ mệnh lịch sử cả. Nó đã vẫn đang và luôn tồn tại cùng dân tộc với sự linh thiêng kỳ bí (Đại đa số đồng bào vùng sâu vùng xa được chăm sóc sức khỏe và thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhờ y học dân gian). Tuy nhiên chưa được nhìn nhận một cách xứng đáng với vị trí.

Có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân quan trọng nhất là từ khi nước ta bị Thực dân Pháp xâm lược, mang theo nền y học phương Tây là có dụng ý của nó, quan niệm nền y học dân gian truyền thống của VN là lạc hậu không khoa học. Vì hiệu ứng chữa bệnh tức của tây y nên chúng ta dễ dàng tiếp thu một cách nhanh chóng và từ đó quan tâm đến nền y học hiện đại.

Một lý do khác quan trọng nữa là như hiện nay, những cán bộ được đào tạo ngành y hầu hết học kiến thức tây y, học bác sĩ, học dược theo tây và trưởng thành thì được làm cán bộ và lãnh đạo nền y học đất nước và hướng nó theo Tây. Các cụ ngày xưa dậy “vô tri bất mộ” (không biết không ham) nên lĩnh vực không thạo thì không muốn quan tâm tới…!

Vậy theo ông, ngoài những hạn chế khách quan, nền Nam y có đảm đương được sứ mệnh của mình?

Trước đây không hề có viên thuốc tây nào mà dân tộc Việt Nam mình vẫn sống khỏe, sống lâu, sinh con đẻ cái nhiều và rất nhiều người thành đạt và gần như không có hạn chế gì về y học. Nền y học của chúng ta nếu được quan tâm và có chiến lược phát triển đúng đắn thì sẽ vẫn hoàn thành được nhiệm vụ của mình (Đó là ý trời !).

Có những quan niệm y học dân gian là lạc hậu, không khoa học thì sao, thưa ông?

Không phải vậy đâu. Nền y học dân gian với chúng vẫn gọi là “Hải học” hệ thống giáo dục y học khoa học đồ sộ càng học càng thấy rộng, càng tích luy càng thấy thiếu ! Có hàng vạn kinh nghiệm và bài thuốc độc đáo chữa các loại bệnh. Tôi cần mẫn chăm chỉ học gần cả cuộc đời, rồi tự làm thơ về các bài thuốc để cho dễ nhớ mà đến giờ vẫn chưa được bao nhiêu so với kho tàng vốn liếng của các cụ. Thậm chí, đến bây giờ tôi 66, 67 tuổi đầu rồi tôi vẫn còn muốn sống thêm 100 năm nữa để học nốt vốn y học dân gian của tổ tiên.

Tôi nghĩ: Ngay từ khi dành được độc lập mà nền y học Dân gian cũng được quan tâm phát triển như Tây y thì đến giờ sẽ lớn mạnh tới mức nào…!
 

Hội Nam Y Việt Nam thành lập tháng 5 năm 2015.
 

Đúng là thực sự cần thiết cho sự hiện diện của một nền y học dân tộc, nhưng tại sao mãi tới năm 2015 Hội Nam Y Việt Nam mới ra đời, và một Viện nghiên cứu Nam Y Việt Nam thì mới được quyết định thành lập chừng một tháng nay…?

Đúng vậy, dù muộn nhưng đây là nỗ lực của các lương y cho một nền y học riêng của nước nhà. Dù nền y học dân gian có thể nói là “chết đi sống lại mấy lần”, nhưng do cái công hiệu của nó, do sự yêu quý của nhân dân mà chúng ta giữ gìn được.

Đảng và Nhà nước cũng có những quan tâm. Bác Hồ dạy là phải quan tâm đến y học dân gian, phải kết hợp thuốc ta (Nam) với thuốc Bắc để chữa bệnh.

Thời thập kỷ 60 còn cụ Phạm Văn Đồng làm thủ tướng thì cụ Nguyễn Văn Hưởng - Bộ trưởng Bộ Y Tế, cụ Huỳnh Kiều một cán bộ tập kết rất giỏi về thuốc Nam đã định thành lập hội Nam Y rồi, để chứng tỏ nền y học dân gian Việt Nam với bạn bè năm châu.

Đến bây giờ, nhà nước đang cổ vũ phát triển y học cổ truyền dân tộc và muốn là tối thiểu phải có 40% thuốc của dân tộc mình tự chữa cho mình mà muốn làm được việc đó thì phải phất cao ngọn cờ Tuệ Tĩnh. Vì thế thầy Nguyễn Đức Đoàn, năm nay 82 tuổi rồi, nguyên là Vụ trưởng vụ Y học cổ truyền - Bộ Y Tế là một dược sĩ Tây y có gia truyền nhiều đời làm Nam y và thầy rất ham thích nghiên cứu thuốc Nam, thời đó thầy đang làm vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền đã có công lưu giữ ý tưởng và cả bộ hồ sơ.

Khi biết chủ trương của Chính phủ, ông cầm nguyên bộ hồ sơ ngày xưa lên trình và may mắn được Thủ tướng, Bộ Nội vụ đồng ý cho phép thành lập hội Nam y.

 

Tags:
Giỏ hàng của tôi (0)