So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm

LUYỆN KHÍ LƯU THÔNG TIỂU CHU THIÊN

Ngày đăng : 08:04:31 29-11-2017
 LUYỆN KHÍ LƯU THÔNG TIỂU CHU THIÊN
1. Tiểu chu thiên là gì ?
Con người được coi là: “ Tiểu vũ trụ”, vòng nối giữa mạch nhâm với mạch đốc của cơ thể được gọi là: “Tiểu chu thiên” (tức là vòng trời nhỏ) Mạch nhâm thuộc âm có một đầu tại huyệt Bách hội (Điểm giao nhau giữa đường nối 2 đỉnh vành tai với đường dọc sống mũi lên đỉnh đầu) Một đầu khác tại huyệt Hội âm (Điểm giữa bộ phận sinh dục với hậu môn) Từ huyệt Bách hội chạy xuống sống mũi , xuống cổ , xuống ngực bụng qua bộ phận sinh dục tới huyệt Hội âm theo đường thẳng phân đôi cơ thể là mạch nhâm. Từ huyệt Bách Hội chạy xuống gáy, dọc theo sống lưng qua hậu môn tới huyệt Hội âm phân đôi cơ thể là mạch đốc. Mạch nhâm nối với mạch đốc thành một vòng khép kín gọi là: Tiểu chu thiên.
2. Tại sao phải luyện khí lưu thông Tiểu chu thiên ?
Trong cơ thể người có khí và huyết khí huyết luôn quyện với nhau và phải được vận hành lưu thông không ngừng. Huyết vận hành lưu thông là nhờ “Một cái máy bơm kỳ diệu) đó là quả tim. Muốn huyết lưu thông tốt phải chăm sóc, luyện tập cho quả tim khỏe. Muốn cho khí vận hành lưu thông tốt phải luyện khí lưu thông Tiểu chu thiên.
3. Phương pháp luyện khí lưu thông Tiểu chu thiên.
- Chọn vị trí tập nơi thoáng mát, yên tĩnh, hướng về phía không gian quang đãng, sạch sẽ. Nếu có thể tìm được nơi có cây cổ thụ hoặc nơi có sinh khí mạnh để ngồi tập thì càng tốt. Tư thế ngồi bán già hay kiết già, thẳng lưng, thẳng cổ, mắt nhắm hờ hờ hoặc nhìn xuống sống mũi, đầu lưỡi đặt vào lợi hàm răng trên, hai tay buông lỏng đặt hai bàn tay lên hai gối, ngửa lòng bàn tay lên, đầu ngón tay cái đặt vào gốc ngón tay đeo nhẫn rồi nắm tay lại (nắm lỏng).
- Phương pháp dẫn khí: Quán tưởng phía trước cả một vùng bao la thành một vòng tròn lớn. Vòng tròn này được kéo về phía mình thành một cái nón. Chóp nón hướng về mình, quán tưởng đưa chóp nón vào huyệt ấn đường ( điểm giao giữa đường nối hai đầu lông mày với đường dọc sống mũi) sau đó quán tưởng dẫn khí từ huyệt Ấn đường xuống dọc theo sống mũi, xuống môi trên, đưa vào đầu lưỡi, đưa xuống gốc lưỡi, dọc xuống cổ (theo mạch nhâm), xuống ngực, xuống bụng qua bộ phận sinh dục tới huyệt Hội âm. Nhíu hậu môn lại (giống như đang tiểu mà nhịn lại) đưa khí qua hậu môn lên đốt sống cùng (theo mạch đốc) thẳng lên bách hội, tiếp tục dẫn khí xuống huyệt Ấn đường. Tới đây là được một chu trình (hay còn được gọi là một biến) tiếp tục dẫn khí đi như trên liên tục nhiều biến trong thời gian tối thiểu là 5 phút. Trước khi ngừng thì không để khí ở Ấn đường mà dẫn khí theo đường âm xuống Đan điền (cách rốn khoảng 2 phân). Giữ khí tụ lại ở Đan điền. Quán tưởng nơi đó có một bông hoa sen tươi đẹp nở ra lại chụm vào, nở ra lại chụm vào trong khoảng thời gian 1-2 phút thì ngưng. Tập như trên là luyện khí đi theo đường âm. Nếu cứ dẫn khí đi theo đường âm liên tục thì cơ thể sẽ cảm thấy giá lạnh. Vì thế phải đổi đường dẫn khí đi theo đường dương. Cũng quán tưởng đưa “chóp nón” vào huyệt Ấn đường rồi quán tưởng dẫn khí qua trán lên huyệt Bách hội (dọc theo mạch Đốc) dẫn khí xuống tới hậu môn. Nhíu hậu môn lại rồi dẫn khí qua Hội âm qua bộ phận sinh dục (theo mạch Nhâm) dẫn khí tới gốc lưỡi, lên đầu lưỡi, lên môi trên, dọc theo sống mũi tới huyệt Ấn đường. Tới đây là được một chu trình hay còn gọi là một biến theo đường dương, tiếp tục dẫn khí như trên với nhiều biến với thời gian tối thiểu là 5 phút. Trước khi ngừng thì không để khí ở Ấn đường mà tiếp tục dẫn khí theo đường dương tới Đan điền (cách rốn khoảng 2 phân). Giữ khí tụ lại ở Đan điền. Quán tưởng nơi đó có một bông hoa sen tươi đẹp nở ra lại chụm vào, nở ra lại chụm vào trong khoảng thời gian 1-2 phút thì ngưng. Nếu tập liên tục theo đường dương thì cơ thể sẽ phát nóng. Muốn cho thân nhiệt bình quân thì thời gian dẫn khí theo đường âm bằng thời gian dẫn khí theo đường dương. Trong môi trường giá lạnh muốn thân nhiệt ấm lên thì thời gian dẫn khí theo đường dương dài hơn theo đường âm. Ngược lại trong môi trường nóng bức muốn mát mẻ thì thời gian dẫn khí theo đường âm dài hơn. Khi cảm thấy mệt mỏi hoặc tinh thần bức xúc thì luyện tiểu chu thiên khoảng 5 phút theo đường ân và 5 phút theo đường dương thì sẽ thấy khỏe lên và giảm bớt bức xúc.



Lưu ý:
- Quán tưởng đường khí đi bên dưới lớp da.
- Khi mới tập thì cảm thấy đường khí có màu trắng và chỉ nhỏ như cái tăm. Tập lâu năm thì đường khí to dần có thể to bằng cái đũa và màu sắc thay đổi (màu vàng, màu xanh lơ, màu hồng, màu đỏ) khi thành tựu thì đường khí có màu ngũ sắc ( như cầu vồng). 
- Khi mới tập thì phải ngồi đúng tư thế. Khi thành tựu thì có thể vừa đi vừa luyện khí lưu thông tiểu chu thiên hoặc trong tư thế phi ngựa vẫn có thể luyện khí lưu thông tiểu chu thiên.
- Khi mới tập không dễ gì dẫn khí đi theo ý mình. Có thể đang đi nửa chừng khí chạy ngược lên hoặc chạy ngang hoặc tắt ngấm. Phải kiên trì tập chung tư tưởng để ép khí theo ý mình dần dần sẽ thuần thục. Phải tĩnh tâm, từ từ dẫn khí, không vội vã, không sốt ruột với kết quả. trung thành với phương pháp.
- Luyện khí lưu thông tiểu chu thiên là một phương pháp khí công còn gọi là công phu (rất tốn công, tất tốn thời giờ và rất vất vả đòi hỏi có sự kiên trì luyện tập) ngoài ra còn phải có tâm đạo, điều kiện luyện tập và tuân thủ nguyên tắc luyện công (những vấn đề này tôi sẽ chia sẻ ở phần sau).
Tags:
Giỏ hàng của tôi (0)